1. Định nghĩa cước phí vận chuyển là gì?
Trước khi tìm hiểu cách tính cước vận chuyển, bạn cần phải hiểu cước phí vận chuyển là gì. Đây chính là số tiền mà người gửi phải bỏ ra để các đơn vị vận tải tiến hành giao hàng hóa đến tay người nhận. Cước phí vận chuyển cũng là chi phí bắt buộc nếu bạn thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa. Tùy vào từng công ty và doanh nghiệp vận tải mà mức phí vận chuyển sẽ có sự khác biệt, tuân theo một số nguyên tắc cho trước.
2. Quy định cần biết khi tính cước vận chuyển
Tính cước vận chuyển hàng hóa cần phải dựa trên 2 yếu tố chính là khối lượng hàng và hình thức vận chuyển. Trong đó yếu tố quan trọng nhất chính là trọng lượng, cụ thể:
- Đối với những hàng hóa nhẹ như quà tặng, tài liệu hay thư từ thì phí vận chuyển sẽ được tính bằng trọng lượng nhân với đơn giá. Khối lượng sẽ tính ngay ở điểm tiếp nhận.
- Đối với những hàng hóa nặng và cồng kềnh hơn thì cước phí vận chuyển cũng sẽ cao hơn. Cách tính cước vận chuyển cho loại hàng này là trọng lượng hàng đã quy đổi x đơn giá.
- Đối với các loại hàng siêu nặng, khối lượng hơn 1 tấn hoặc được xuất khẩu ra nước ngoài thì cước phí sẽ được tính bằng trọng lượng quy đổi x đơn giá niêm yết.
3. Các hình thức vận chuyển sản phẩm, hàng hóa phổ biến
Để biết cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa sao cho đúng thì bạn nên tham khảo thêm các hình thức vận chuyển sản phẩm hiện nay, bởi mức phí sẽ phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố này:
- Vận chuyển bằng đường bộ: Hàng hóa sẽ được chuyển đi bằng xe khách hoặc xe tải, với độ linh hoạt cao và giá cả phải chăng.
- Vận chuyển bằng đường thủy: Đây cũng là hình thức được nhiều người lựa chọn vì chi phí khá rẻ mà lại vận chuyển được các loại hàng lớn, cồng kềnh, từ Bắc vào Nam hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.
- Vận chuyển bằng đường sắt: Nhược điểm của hình thức này là thời gian vận chuyển khá lâu và độ linh hoạt kém. Do đó, ngày càng được ít người lựa chọn để gửi hàng.
- Vận chuyển bằng đường hàng không: Đây chính là phương thức vận chuyển nhanh nhất hiện nay. Tuy nhiên cũng không quá phổ biến vì bị giới hạn về khối lượng hàng và mức phí cũng khá cao.
4. Cách tính cước vận chuyển hàng hóa đơn giản, nhanh chóng
Tùy vào từng hình thức vận chuyển hàng hóa mà cách tính cước vận chuyển cũng sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:
4.1 Đối với đường bộ
Cách tính cước vận chuyển đường bộ = Trọng lượng của hàng hóa x Đơn giá niêm yết của từng vùng.
Trong đó, trọng lượng hàng sẽ được tính như sau:
- Các loại hàng nhẹ cân sẽ được tính bằng khối lượng thực, các đơn vị vận chuyển sẽ trực tiếp tiến hành cân hàng hóa.
- Các loại hàng nặng sẽ phải tính bằng công thức quy đổi, cụ thể là (Chiều dài x chiều rộng x chiều cao)/5000.
Bạn có thể dễ dàng áp dụng cách tính giá cước vận tải này đối với hình thức vận chuyển bằng xe tải hoặc ô tô.
4.2 Đối với đường thủy
Cước phí vận chuyển đường biển không cố định mà sẽ thay đổi tùy theo khoảng cách, trọng lượng hàng hóa, hãng tàu và trung gian vận chuyển. Dưới đây là cách tính cước vận chuyển hàng hóa đường thủy thường được sử dụng:
- Tính chi phí theo trọng lượng thực của hàng hóa cần vận chuyển
- Tính chi phí theo thể tích của hàng hóa, dựa vào công thức Chiều dài x chiều rộng x chiều cao với đơn vị là m3
Sau đó, áp dụng theo quy chuẩn quốc tế sẽ tính được cước phí vận chuyển cụ thể:
- Với hàng hóa 1 tấn < 3 CBM: đây là hàng hóa nặng, cần phải tính theo bảng giá KGS
- Với hàng hóa 1 tấn từ 3 CBM trở lên: đây là loại hàng hóa nhẹ, áp dụng theo bảng giá CBM.
4.3 Đối với đường hàng không
Chi phí cho hình thức vận chuyển bằng đường hàng không tuân theo một hệ thống được quy định tại các biểu cước. Đây là những quy tắc riêng về việc tính phí được quy định bởi Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế IATA. Công thức tính cụ thể là:
Cước phí vận chuyển bằng đường hàng không = Đơn giá x Trọng lượng hàng hóa
Cách tính cước vận chuyển đường hàng không sẽ có sự đối chiếu giữa hai bảng giá KGS và CBM, nhưng cuối cùng cũng sẽ được quy về KSG.
- Trọng lượng: Cân nặng thực tế đo được
- Khối lượng: Cân nặng sau khi đã được quy đổi về thể tích theo công thức (Dài x Rộng x Cao)/5000
- Trong trường hợp trọng lượng > khối lượng thì cước phí sẽ được tính theo bảng giá KSG
- Trong trường hợp trọng lượng < khối lượng thì cước phí sẽ được tính theo bảng giá CBM
4.4 Đối với đường sắt
Cách tính chi phí vận chuyển hàng hóa qua đường sắt đã được quy định cụ thể tại thông tư 83/2014 của bộ Giao thông Vận tải.
- Các loại hàng hóa lẻ sẽ được tính theo cân nặng thực tế, tối thiểu là 20kg. Trên 20kg thì phần lẻ dưới 5kg sẽ được làm tròn thành 5.
- Các loại hàng nguyên toa sẽ được tính theo trọng tải kỹ thuật được phép của tàu.
Trong trường hợp có nhiều loại hàng hóa với các mức phí khác nhau, đơn vị vận chuyển sau khi tính riêng trọng lượng của từng loại mặt hàng sẽ đưa ra tổng khối lượng cụ thể. Tuyệt đối không được tính thiếu bất cứ mặt hàng nào để tránh bị tính phí cao nhất.
5. Cách tính cước vận chuyển theo khối lượng hàng hóa
Khối lượng hàng hóa cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng tác động lên mức phí vận chuyển. Dưới đây là cụ thể cách tính của từng loại hàng:
5.1 Đối với hàng hóa nhẹ
Hàng hóa nhẹ là những loại hàng như thư từ, tài liệu, giấy tờ hay quà lưu niệm…. Loại hàng này sẽ được cân trực tiếp và tính phí theo khối lượng thực.
Cước phí vận chuyển hàng hóa nhẹ = Cân nặng (gam) x Đơn giá niêm yết
5.2 Đối với hàng hóa nặng, cồng kềnh
Công thức tính phí vận chuyển cụ thể đối với hàng hóa nặng là:
Chi phí vận chuyển hàng hóa cồng kềnh = Trọng lượng đã được quy đổi của hàng hóa (kg) x Đơn giá niêm yết
Trong đó, công thức tính trọng lượng quy đổi đã được Hiệp hội Giao nhận quốc tế IATA quy định như sau:
Trọng lượng quy đổi = (Chiều dài x chiều rộng x chiều cao)/Mẫu tương ứng với từng loại dịch vụ.
Tùy vào từng hình thức vận chuyển khác nhau, bao gồm vận chuyển nhanh hay vận chuyển hỏa tốc mà mẫu số sẽ có sự khác biệt.
5.3 Đối với hàng hóa nặng trên 1 tấn
Hàng hóa có khối lượng trên 1 tấn được gọi là loại hàng siêu nặng. Cách tính cước vận chuyển cho loại hàng hóa này cũng tương tự với hàng hóa nặng, cụ thể:
Chi phí vận chuyển siêu dài, siêu nặng = Trọng lượng đã được quy đổi của hàng hóa (kg) x Đơn giá niêm yết
Tuy nhiên, với hàng hóa container thì cách tính sẽ có một số điểm khác biệt, bởi còn nhiều yếu tố ảnh hưởng như chi phí bến cảng, loại container… Cụ thể:
- Chi phí sẽ được tính tổng trên toàn bộ quãng đường sau đó chia đều cho từng container.
- Cước phí cho hàng hóa sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng container trung bình.
- Cước tính cho các mặt hàng nhỏ lẻ thì giống như cước phí vận chuyển thông thường trên đường bộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét