Để tạo ra những chiếc thùng, hộp carton chất lượng cần phải tuân thủ quy trình sản xuất thùng carton gồm 6 bước. Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về các bước làm nên loại thùng giấy carton nhé.
1. Định nghĩa thùng carton
Thùng carton là một loại thùng sử dụng để đóng gói hàng hóa, giúp quá trình bảo quản và vận chuyển sản phẩm đến tay người mua được an toàn, thuận tiện. Không chỉ đơn giản là những chiếc thùng giấy, ngày nay thùng carton được đầu tư thiết kế với màu sắc bắt mắt, mẫu mã ấn tượng để doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu.
Để có được một chiếc thùng carton chất lượng, ngoài thiết kế đẹp thì quy trình sản xuất thùng carton cần phải được chú trọng nghiêm ngặt. Các đơn vị chuyên cung ứng mặt hàng này phải đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại nhằm cho ra đời những sản phẩm bền đẹp, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp.
2. 6 bước quy trình sản xuất thùng carton chuẩn nhất
2.1 Lựa chọn nguyên liệu chuẩn xác
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất thùng carton chính là lựa chọn nguyên liệu thật chuẩn xác, cụ thể là giấy. Doanh nghiệp khi đặt hàng các cơ sở sản xuất thùng carton cần xác định đầy đủ các tiêu chí về giấy như sau:
- Định lượng giấy cao hay thấp (độ cứng và chất lượng giấy càng tốt khi định lượng càng cao)?
- Giấy làm thùng carton là loại giấy bao nhiêu lớp?
- Kết hợp các loại sóng giấy như thế nào là phù hợp?
- Giấy có màu sắc gì?
Về cơ bản, thùng carton thường có hai loại giấy chính là lớp giấy mặt và lớp giấy ruột. Trong đó, giấy mặt nên là giấy nhập khẩu có định lượng cao hơn các loại giấy còn lại. Thông thường, giấy mặt 125 gsm – 175 gsm là phổ biến nhất. Với các loại thùng carton đóng gói cho sản phẩm xuất khẩu, giấy mặt có thể phủ thêm bột gỗ để chống ẩm mốc, chống thấm tốt hơn trong quá trình vận chuyển xa.
Ngược lại, giấy ruột đa phần là giấy XEO với định lượng thấp hơn từ 105 gsm – 170 gsm. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng cao cấp, muốn có lớp ruột tốt hơn thì có thể chọn giấy định lượng 150gsm trở lên.
Ngoài các yếu tố kể trên, cần chú ý đến nguồn gốc, xuất xứ của giấy. Hiện nay, giấy mặt thường được nhập khẩu từ nước ngoài và giấy ruột (có thể dùng giấy định lượng thấp) có thể được sản xuất nội địa nhằm tiết kiệm chi phí.
2.2 Lựa chọn đặc điểm và kiểu dáng thùng carton
Bước thứ 2 trong quy trình sản xuất hộp carton chính là chọn loại thùng carton 5 lớp hay 7 lớp. Tùy mặt hàng kinh doanh và kinh phí mà doanh nghiệp chọn loại thùng phù hợp.
Kế tiếp, bạn cần chọn dạng thùng là mở hông, thùng bếp, nắp chồm, âm dương, thùng A1,… để phù hợp với mặt hàng của mình. Lưu ý, thông số và cách sản xuất các dạng thùng hoàn toàn khác nhau nên doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ vì điều này cũng ảnh hưởng đến chi phí.
Cuối cùng, tùy vào hàng hóa đựng bên trong mà bạn chọn kích thước thùng carton sao cho phù hợp. Nhằm đảm bảo đựng vừa sản phẩm nhưng vẫn không chiếm nhiều không gian để quá trình vận chuyển tiện lợi, nhanh chóng hơn. Với những sản phẩm đặt biệt như nội thất thì thùng phải có kích cỡ lớn mới có thể đựng vừa.
2.3 Tiến hành cắt giấy cho hộp carton
Ở bước này, đơn vị sản xuất thùng carton sẽ thực hiện cắt giấy theo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo sản xuất ra những chiếc hộp đúng kích thước được đặt hàng. Tại các nhà xưởng sản xuất, kỹ thuật viên tiến hành điều chỉnh thông số trên máy chạp giấy và máy xả giấy để các khổ giấy được cắt đúng kích thước và đều nhau.
Sau khi được chỉnh thông số, máy chạp giấy sẽ bắt đầu cắt và chạy ra những tấm giấy đều tăm tắp theo đúng kích thước quy định.
2.4 Lựa chọn công nghệ in ấn phù hợp
Bước in ấn cũng rất quan trọng trong quy trình sản xuất bìa carton. Vì đây là lúc doanh nghiệp thực hiện quảng bá thương hiệu thông qua hình ảnh, thông tin in lên trên bề mặt thùng.
Tùy độ phức tạp của hình ảnh, thông tin mà đơn vị sản xuất thùng sẽ chọn in bằng máy hoặc in thủ công. Bước này có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp vì giúp bạn PR với chi phí tiết kiệm thông qua những hình ảnh, thông điệp in trên thùng carton của mình.
2.5 Triển khai đóng ghim, dán keo
Bước kế tiếp trong quy trình sản xuất thùng carton chính là đóng ghim và dán keo để tạo hình những chiếc thùng đẹp và chỉn chu. Thông thường, các cơ sở làm thùng sẽ sử dụng ghim hoặc keo để gắn 2 đầu mảnh giấy carton lại và tạo nên chiếc thùng thành phẩm.
2.6 Kiểm tra tổng thể trước khi xuất kho
Tại nhà xưởng, nhân viên kỹ thuật sẽ thực hiện kiểm tra lại kích thước của thùng carton xem đã đúng với yêu cầu của khách hàng hay chưa. Khi đã hoàn tất việc kiểm tra, thùng được xếp gọn gàng vào kho, chuẩn bị giao hàng cho khách hàng theo đúng tiến độ ban đầu.
- Sau khi đã kiểm tra và hoàn tất các bước, chúng ta chỉ việc xếp chúng lại và lưu trữ vào kho.
- Tiếp theo, các thùng carton sẽ được vận chuyển và giao hàng cho khách theo đúng đơn hàng đã ký kết ban đầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét